Tái chế rác thải bảo vệ môi trường

Hiện nay, đất nước phát triển kéo theo đó là nhiều vấn đề tiêu cực phát sinh. Trong đó, phải kể đến hiện tượng ô nhiễm môi trường.
Không chỉ ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường thế giới đang là vấn đề báo động cấp thiết, biểu hiện ở khắp các vùng, miền, thành thị, miền núi, miền biển, cả các nguồn nước và không khí…

Nhận thấy được tầm quan trong đó, nhiều hoạt động tuyên truyền giáo giục học sinh về ý thức bảo vệ môi trường ngay tại nhà trường rất được quan tâm và chú trọng.

Thầy giáo Trần Thế Công – Hiệu phó trường THPT Nguyễn Huệ (Phú Yên) đã vận động các nguồn quỹ đầu tư hơn 20 thùng nhựa, phân loại rác thải trong khuôn viên nhà trường. Hai năm nay, bằng việc thu gom và bán phế liệu, nhiều bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn đã được hỗ trợ thêm sách vở quần áo để tiếp tục tới trường.

tải xuống

Không chỉ giúp đỡ học sinh khó khăn, từ rác thải, một mô hình học ngoại khóa đã được học sinh nhà trường tạo nên. Cột mốc chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa được làm ra từ trăm chiếc chai nhựa đã qua sử dụng cùng một số giấy vụn và bìa các-tông là một trong nhiều sản phẩm của các bạn học sinh trường THPT Nguyễn Huệ. Để làm được mô hình cột mốc chủ quyền, ngoài việc tìm vật liệu phù hợp, các bạn còn phải tìm cách xử lý các vật liệu này để đảm bảo mô hình có thể sử dụng vào những tiết học ngoại khóa.

Thế nhưng, khi giáo dục bảo vệ môi trường chưa thể là một môn học thì việc giúp học sinh tự hình thành ý thức bảo vệ môi trường từ những việc làm, hành động nhỏ nhất không chỉ giúp các em thấy được trách nhiệm của mình đối với môi trường mà còn là biện pháp giáo dục mang tính bền vững.

Theo baove24h.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *