Hát xoan là nghệ thuật được trình diễn hát thờ Hùng Vương. Hát xoan Phú Thụi được công nhận di sản văn hoá phi vật thể từ năm 2011 và được liệt kê vào danh sách cần được bảo vệ. Năm 2009 chỉ còn lại có 7 nghệ nhân có khả năng truyền đạt lại cho lớp trẻ.
Chính vì thế UBND tỉnh đã cố gắng khôi phục và phát triển rộng rải các câu lạc bộ hát xoan nhằm truyền dạy lại cho thế hệ trẻ.
Đến nay, ông San chủ tịch tỉnh Phú Thọ đề nghị rút di sản văn hoá phi vật thể hát xoan ra khỏi danh sách cần bảo vệ khẩn cấp sau 4 năm nổ lực cố gắng.
Theo giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát huy giá trị ván hoá cho biết: Việt Nam là nước duy nhất gửi báo cáo đề nghị được rút di sản hát xoan ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp. Đây cũng được xem là di sản đầu tiên của thế giới xin ra khỏi danh sách bảo vệ.
Hiện nay, các trường trung học tại Việt Trì Phú Thọ đã tổ chức các lớp học hát xoan và tham gia buổi giao lưu gặp gỡ với những nghệ nhân hát xoan nổi tiếng. Các khoá học này được lồng ghép vào các chương trình chính thức.
Giám đốc trung tâm truyền thông và mạng lưới quốc tế về di sản phi vật thể cho biết: ông thật sự ấn tượng với di sản hát xoản của Phú Thọ. Các bạn cho thế giới thấy sự quyết tâm cùng định hướng đúng đắn trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản hiện có trên đất nước.
Hát xoan có từ thời vua Hùng dựng nước, ngày xưa có ba anh em vua Hùng đi qua thôn Phù Đức. Tại đây, mọi người đang nghỉ ngơi trong một khu rừng gân thôn thì bỗng nghe tiếng những đứa trẻ chăn trâu vừa vui chơi vừa hát. Lúc này, Đức Thánh Ca đã bảo tuỳ tùng đi theo truyền cho những đứa trẻ những bài hát mà họ biết.
Về sau, cứ đến 30 tháng 12 âm lịch, dân làng lại kéo nhau làm bánh nẳng cung buổi trưa và làm thịt bò cúng buổi chiều tại miếu Lãi Lèn để thờ Đức Thánh Ca. ngày mùng 2, mùng 3 tết Dân Phù Đức bắt đầu diễn lại cảnh hát xướng, đấu vật, kéo co. Hằng năm, dân làng tổ chức hát xướng để cầu chúc mọi sự an lành bắt nguồn từ đây.
Theo baove24h.net