Hiện nay khi tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, nhiều người lao động nghèo mất việc đã chọn cách về quê khi mà chưa biết được chỉ thị giãn cách sẽ được thực hiện đến khi nào. Tuy nhiên, cũng có phần nào bám trụ lại chờ đến lúc Thành phố hoạt động trở lại để tiếp tục làm việc.
Tại các dãy trọ cho công nhân viên tại các khu vực thuộc Tp Hồ Chí Minh thì khá im ắng, được biết nhiều người tại dãy trọ đang chịu cảnh thất nghiệp gần 3 tháng nay, họ chỉ lẩn quẩn ở nhà nên giờ giấc sinh hoạt cũng có nhiều thay đổi, không dậy sớm chuẩn bị đi làm hay nhộn nhịp như trước thời điểm dịch bệnh xảy ra.
Tại các dãy trọ này đa phần là công nhân, người lao động ở các tỉnh thuê trọ làm rất nhiều công việc khác nhau tại thành phố để lo toan cho cuộc sống mưu sinh từ làm công nhân giày da, dệt may đến thợ hồ, lái xe, nhân viên bảo vệ…
Lựa chọn khu trọ với mức thuê hàng tháng thấp tương xứng với mức thu nhập thấp, nhưng thời điểm xảy ra dịch bệnh, người lao động phải ở nhà hàng tháng trời khiến cuộc sống của họ vô cùng khó khăn, điêu đứng.
Chúng tôi cảm nhận được sự túng thiếu của mọi người. Hễ thấy người lạ đến khu trọ cùng sổ sách là họ lại mở cửa, ngóng đợi tin hỗ trợ. Như trường hợp ông Trần Đăng Chức (67 tuổi) chuẩn bị đitừ TP.HCM về quê nhà Đô Lương (tỉnh Nghệ An) để chứng minh hoàn cảnh éo le của mình. Vốn làm bảo vệ cho một công ty ở Long An nhưng tháng trước công ty đóng cửa buộc ông Chức phải lên TP.HCM ở cùng con trai trong gian phòng trọ chật hẹp chưa tới 10m2.
Còn rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn tại các khu trọ nghèo, muốn về quê cũng không được, không có phương tiện, tiền bạc, muốn ở lại cũng không xong.
Dù đa phần các chủ nhà trọ đã hỗ trợ giảm tiền thuê trọ, mạnh thường quân hỗ trợ nhưng không có việc làm nhiều tháng trời, thì những người lao động nghèo không lấy đâu ra chi phí sinh hoạt, chỉ bám víu vào cứu trợ của các mạnh thường quân.
Theo baove24h.vn