a/ Phát hiện cháy nổ.
– Cắt cầu dao điện nơi xảy ra cháy.
– Cô lập nơi đám cháy, di dời tài sản có giá trị ra khỏi đám cháy.
– Hướng dẫn mọi người thoát hiểm bằng đường nhanh nhất, cách ly đám cháy.
– Nếu thấy đám cháy có khả năng lan rộng ngoài tầm kiểm soát của bảo vệ lập tức gọi 114 (Công an PCCC chuyên nghiệp).
– Tổ chức mở đường thuận lợi cho xe cứu hỏa để ra vào tiếp nước.
– Tổ chức cứu người, sơ cứu người bị nạn (nếu có).
– Tổ chức bảo vệ hiện trường, lập biên bản sự việc chi tiết. Phục vụ Công tác điều tra xác minh làm rõ.
b/ Phát hiện kẻ gian đột nhập vào Công ty.
– Bảo vệ liên lạc với các vị trí khác bằng bộ đàm cùng phối hợp truy bắt đối tượng trộm cắp.
– Bí mật theo dõi, bắt quả tang, tạm giữ tang vật (nếu có).
– Tổ chức khám xét đối tượng, dùng biện pháp nghiệp vụ đưa đối tượng về phòng bảo vệ để khai thác thông tin.
– Lập biên bản sự việc, báo cáo Ban Quản Lý Công ty. Tùy theo tính chất vụ việc để giải quyết nội bộ hay bàn giao cơ quan Công an xử lý.
c/ Phát hiện xe mang hàng hóa ra vào bất hợp pháp.
– Kiểm tra lượng hàng hóa xe mang ra.
– Kiểm tra số lượng chủng loại hàng hóa xe mang ra.
– Giữ xe và số lượng hàng hóa mang theo, thông báo với quản lý Công ty để xử lý sự việc.
– Làm báo cáo tường trình sự việc cho BQL Công ty.
d/ Khi xảy ra đình Công – Gây bạo loạn.
– Bảo vệ báo cáo ngay cho BQL Công ty, ban lãnh đạo Bảo Vệ Đất Võ 24h để xin ý kiến.
– Ngăn cản không cho những người bạo loạn xâm nhập vào Công ty.
– Bảo đảm an toàn cho BQL Công ty, khách hàng đang làm việc tại Công ty không để kẻ xấu hành hung.
– Nếu vụ việc có biểu hiện quá khích gây mất trật tự tại Công ty có chiều hướng nghiêm trọng thì bảo vệ báo cho Công an phường gần nhất.
– Lập biên bản báo cáo sự việc cho BQL Công ty và Ban Giám Đốc Công Ty Bảo Vệ Đất Võ 24h.
e/ Phát hiện cán bộ CNV làm việc tại Công ty mang tài sản Công ty ra ngoài bất hợp pháp thì:
– Bảo vệ giữ lại không cho ra cổng
– Khám xét người theo qui định
– Lập biên bản sự việc, tạm giữ tang vật (nếu có).
– Báo cho BQL Công ty biết và xin ý kiến chỉ đạo.
f/ Phát hiện đối tượng trèo tường rào vào mục tiêu:
– Bí mật, bình tĩnh theo dõi đối tượng.
– Thông tin nhanh cho các đồng nghiệp khác hỗ trợ.
– Khi thấy thuận tiện nhất thì tri hô bắt giữ đối tượng.
– Tước hết vũ khí đưa về phòng bảo vệ lấy lời khai.
– Lập biên bản và báo cáo Ban Giám Đốc xin ý kiến chỉ đạo.
g/ Khi xảy ra tai nạn lao động.
– Tổ chức sơ cứu thương cho người bị nạn
– Báo cho BQL Công ty biết.
– Đưa người bị nạn đến trung tâm cấp cứu gần nhất.
– Lập biên bản báo cáo sự việc, biên bản tai nạn lao động
h/ Khi xảy ra mâu thuẫn, đánh nhau giữa các nhân viên Công ty.
– Can ngăn không cho tiếp tục đánh nhau.
– Dùng biện pháp hòa giải để khuyên ngăn.
– Báo cáo cho BQL Công ty để biết cách xử lý.
– Báo cáo cho Công an phường nơi gần nhất để được hỗ trợ nếu cần thiết.
– Lập báo cáo bằng văn bản cho BQL Công ty
i/ Khi Công nhân bị ngộ độc thực phẩm.
– Phát hiện có người bị ngộ độc thực phẩm tại nhà ăn hoặc bất cứ vị trí nào trong Công ty thì lập tức đưa người bị ngộ độc đi cấp cứu và thông báo cho nhân viên y tế và BQL Công ty biết tình hình.
– Sơ cứu Công nhân bị ngộ độc và áp dụng mọi biện pháp nghiệp vụ y tế để giúp các Công nhân bị ngộ độc qua được cơn nguy kịch khi xe cấp cứu chưa đến. Khi xe cấp cứu đến phải nhanh chóng chuyển các bệnh nhân vào xe và thông báo cho các nhân viên y tế bệnh viện biết tình hình của bệnh nhân bị ngộ độc.
– Thông báo cho toàn bộ Công nhân viên không được dùng các thức ăn bị ngộ độc. Nhanh chóng tìm ra nguyên nhân ngộ độc và tiêu hủy toàn bộ thức ăn ngộ độc.
PHÒNG NGHIỆP VỤ