Vừa qua, ngày 29/07 tại Lâm Đồng đã diễn ra hội nghị giữ các nhà quản lý, khoa học cũng như doanh nghiệp quan tâm đến chất lượng chè và xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Lượng thuốc thực vật đang dư thừa là nguyên nhân chính dẫn đến ngạch xuất khẩu trè bị hạn chế.
Tỉnh Lâm Đồng được xem là vựa chè lớn nhất cả nước với diện tích trồng hown23.000 ha. Mỗi năm, tỉnh sản xuất hơn 223.000 tấn chè búp. Trong đó, thương hiệu chè Ô Long thường được nông dân trồng chè xuất khẩu sang Đài Loan. Chè xanh thì được tiêu dùng nội địa nhưng đối với sản phẩm chè đen được xuất sang Đài Loan và các nước Indonesia, Nga, Nhật, Mỹ,… Hiện nay, tình hình xuất khẩu chè tại Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn vì do lượng thuốc bảo vệ thực vật tác động trực tiếp vào.
Tại buổi hội nghị này, ông Nguyễn Văn Sơn hiện là phó giám đốc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết trong nửa đầu năm nay: Riêng tỉnh Lâm Đông số lượng chè đen bị tồn kho 3.620 tấn, trong đó có 36 tấn chè bị nhiễm lượng chất bảo vệ thực vật bị trả về từ Đài Loan. Một số lượng lớn không thể xuất khẩu sang các nước được do bị nhiễm lượng thuộc bảo vệ thực vật quá mức quy định.
Việc nhập khẩu chè đang gặp nhiều khó khăn thì việc mua bán thuốc bảo vệ thực vật lại đang diễn ra tràn lan. Nhiều người dân đang sử dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật cho cây chè: thuốc tăng nồng độ, vấn đề liều lượng, cách sử dụng không được đăng ký trên cây chè có độ hoạt tính cao như: fipronil, hecxaconazole, carbendazim…
Chi cụ bảo vệ thực vật Tỉnh đã kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật phát hiện nhiều nhãn hàng thuốc bảo vệ không được đăng ký sử dụng cho cây chè với hơn 117 thuốc hoạt chất. Số thuốc trên được đăng ký dưới tên của 56 công ty, các sản phẩm này được sử dụng cho các loại cây cà phê, lúa, rau.
Theo baove24h.vn