Quá bảo vệ trẻ không phải là một cách tốt

Dich vu bao ve-Dạy và chăm sóc trẻ trong thời kì đầu phát triển rất quan trọng. Tính cách và lối sống của con được hình thành ngay từ khi còn rất nhỏ. Để cho các bé được phát triển một cách toàn diện và thành một người  có ích sau này các bậc phụ huynh hết sức thận trọng trong việc nuôi dạy con cái.
Sau đây là một trong những sai làm mà không phải bậc phụ huynh nào cũng biết. Để tránh mắc những lỗi trên các bậc phụ huynh cần chú ý những lỗi sau:
Thời gian dành cho trẻ quá ít. Chính sự quỹ thời gian và sự quan tâm mà bạn dành để chăm sóc chơi đùa cùng với trẻ, nó sẽ dần già hình thành một mối quan hệ gắn bó và một sự thân thiết cùng với tình cảm mà trẻ dành cho chúng ta. Sự quan tâm chăm sóc và yêu thương của bạn dành cho trẻ còn đáng quý hơn so với những món quà vật chất đắc tiền mà bạn mang lại cho họ. Đặc biệt đối với những em bé còn nhỏ thì những ảnh hưởng này càng cần thiết hơn so với những đứa trẻ lớn hơn.
Đặc quá nhiều kì vọng vào chúng. Khi sinh ra một đứa con, nuôi chúng lớn lên hàng ngày, bạn luôn có những sự mong muốn con mình sẽ phải làm được như thế này, đạt được như thế khác. Tuy nhiên bạn phải nhìn vào thực tế là con của mình như thế nào, khả năng tới đâu để có thể đặc những kì vọng mà vừa với khả năng của chúng để chúng có được sự tự tin. Ngược lại nếu như vô tình bạn đặc trẻ vào những tình huống khó khăn thì trẻ sẽ cảm thấy mất phương hướng khi chúng không biết phải làm như thế nào để có thể làm tốt những điều mà cha mẹ chúng mong muốn khi nó quá sức.
Vô tình làm cho trẻ ỷ lại. Nếu như bạn bao bọc chúng quá nhiều ngay từ hỏ mà không cho chúng tự tập dần thói quen tự lập thì chúng sẽ dựa dẫm và ỷ lại bạn. Chính vì thế ngay từ nhỏ, bạn phải hình thành thói quen cho trẻ phải biết tự lập, làm những việc đúng với lứa tuổi của chúng và cho chúng dần dần hiểu biết được những giá trị mà ba mẹ chúng bỏ ra để mang lại chop chúng cuộc sống như ngày hôm nay. Điều bạn cần là phải làm những thứ trẻ cần chứ đừng bao giờ nghĩ phải làm những điều chúng muốn.
Cho rằng lời của trẻ là không đúng. Đó là một trong những sai lầm nghiêm trọng. Bởi vì một đứa trẻ nó cũng có lý lẽ và ý kiến của riêng nó. Bạn cần phải chú ý tới chúng đang nghĩ gì, đang muốn gì, chúng ta tập cho trẻ một thói quen biết lắng nghe người khác, đó là một thói quen tốt trong giao tiếp. Cũng thông qua những lúc chúng ta trò chuyện với trẻ, thì chúng ta có thể hiểu thêm trẻ nhiều hơn và có thể chia sẻ cho trẻ biết được những định hướng đúng đắn.
Lấy chúng so sánh với bạn bè cùng trang lứa. So sánh không phải làm cho chúng tiến bộ hơn, mà so sánh làm cho chúng cảm thấy ganh ty và mặc cảm hơn. Chính sự so sánh của bạn làm cho chúng cảm thấy luôn thấp kém so với bạn bè, và vô tình như vậy chúng sẽ không mấy thiện cảm với đối tượng được so sánh. Mỗi đứa trẻ nó có một tính cách và một sự nhìn nhận riêng. Do vậy bạn hay coi con bạn là một điều đặc biệt và điều quan trọng và bạn sẽ giúp chúng nhìn nhận được những điều tốt cũng như những điều xấu, chứng đừng bao giờ mang chúng ra so sánh.
Làm sai với những điều mà bạn từng dạy chúng. Nếu bạn muốn con mình hình thành một đức tình trung thực tốt thì bạn phải là một tấm gương để chúng noi theo. Ở lứa tuổi này là tuổi học hỏi và làm theo người lớn từ lời ăn tiếng nói tới hành động. Chính vì thế nếu như bạn làm một điều gì đó không đúng đắn thì chúng sẽ học làm theo ngay lập tức.  Chính sự chăm chỉ và khiêm tốn của bạn sẽ giúp chúng hình thành được những đức tính tốt đẹp này.
Trút giận lên đầu chúng. Những bực nhọc ở cơ quan hay những những khó khăn trong cuộc sống. Chính những điều đó làm bạn vô tình trút hết bao nhiêu bực nhọc vô cớ lên đầu con trẻ. Điều đó thật là vô lý và không công bằng cho chúng tý nào. Chính sự vô cớ của bạn không làm cho chúng nhận ra đâu là lỗi mà chúng đã gây ra và khiến chúng càng trở nên hoang mang và lo sợ.
Quá bao bộc và bảo vệ chúng. Sinh con ra, chăm sóc chúng bạn luôn mong muốn năng niu và bảo vệ chúng. Đặcbiệt với cuộc sống này, vô vàng những điều bất cẩn chính vì thế bạn luôn mong muốn bảo vệ được chúng nhiều hơn. Nhưng thật ra điều đó không hề tốt, bạn phải cho con tập dần với sự va chạm, tiếp xúc dần với cuộc sống để có thể chúng có được một sự hiểu biết và một cách xử lý tốt khi chúng gặp phải. Có phải lúc nào bạn cũng bảo vệ và luôn bên con được không. Điều đó hiển nhiên là không rồi, tuy nhiên bạn cần phải đạy cho chúng được những điều cần thiết để chúng quen dần với cuộc sống này.
 Hãy là một người cha một người mẹ đổng thời cũng là một người bạn.Với vai trò là một người bạn, chúng có tểh thoải mái trao đổi và chia sẻ với bạn các vấn đề mà chúng gặp phải, như vậy sẽ không có một khoảng cách khi trực tiếp trao đổi với nhau. Cũng với vai trò là một nhười bạn thì chúng sẽ được tự tin và thoải mái khi trò chuyện.
Con sẽ trở thành một người có ích hay một kẻ vô dụng bắt đầu từ đây. Trong giai đoạn này, phát triển thể chất và tâm sinh lí, khi đang trong độ tuổi học hỏi, chúng sẽ học tập theo những thói quen, những điều từ bên ngoài. Có thể đó là những điều tốt và cũng rất có thể nó là những điều không hay. Chính vì vậy bạn cần chú ý để kịp thời nhận biết được những điều đó và cho chúng biết được đâu là tốt và đâu là xấu.

Theo tin từ Dich vu bao ve.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *