Nhiều năm gắn bó với công việc bảo vệ tại cột mốc 331, ông Vi Văn Hợi trở nên quen thuộc với mọi người.Hàng ngày với con dao và cái chổi ông vẫn đều đặn vao rừng với những công việc vốn đã quen thuộc. Nơi cột mốc 331 như là ngôi nhà thứ 2 gắn bó với ông Hợi trong suốt chặn đượng đời. Với 35 năm gắn bó với nghề, trải qua nhiều mưa nắng, ông vẫn một lòng gắn bó với nó.Cột mốc 331 là cột mốc biên giới giữa hai nước Việt Lào tại tỉnh Thanh Hóa. Hàng ngày ông lại căm cụi đi bộ từ nhà đến đây. Quanh khu vực cột mốc luôn được ông dọn dẹp sạch sẽ tươm tất. Với tinh thần của một người lính biên phòng, ông nghiêm nghị đứng chào cột mốc khi mỗi lần tới đây và trước khi ra về.Hầu như các bụi cây dại hay lá cây đề được ông chăm chút dọn sạch sẽ. Ông vẫn cẩn thận kiểm tra từng chút một từ nơi này đến chỗ kia. Cột mốc được ông chăm chút từng li từng tý và được ông luôn trong chừng bảo quảng cẩn thận.Khi mọi chuyện đã đâu vào đấy thì ông mới thông thả đi lại lanh quanh để kiểm tra tình hình khu vực. Sau đó, ông mới có thể thư thả đứng ngắm núi rừng. Đứng bên này cột mốc có thể quan sát được cả một khoảng không gian bao la bên nước bạn với những ngôi nhà thưa thớt.
Ông Hợi người bảo vệ cột mốc 331
Ông Hợi là một người sống lâu năm ở đây. Gia đình di cư từ khi còn nhỏ, ông đã trở nên gắn bó với mảnh đất này như quê hương thứ hai của mình. Từng đường đi nước bước trong khu vực này hầu như đều nằm lòng trong đầu.
Công việc bảo vệ biên giới này ông làm từ khi là một thanh niên trai trẻ. Đến nay 35 năm trải qua, trên gương mặt cũng đã nhuốm màu thời gian. Cột mốc 331 được cắm vào năm 1978 với tên gọi là H3, sau này mới đổi thành cột mốc 331 cho dễ quản lí. Nó thuộc xã Na Mèo huyện Quan Sơn tỉnh Thanh Hóa, là nơi phân định đường biên giới dài hơn 5Km giữa Việt-Lào.
Cùng với nhân dân địa phương tham gia phong trào bảo vệ cột mốc biên giới. Ông đã tình nguyện giúp bộ đội biên phòng Thanh Hóa chăm lo bảo vệ cho biên giới được đảm bảo. Khoảng cách từ đồn biên phòng tới Bản Cha Khót nơi đặt cột mốc 331 là khá xa. Con đường đi tới đây cũng khá vất vả với rừng núi quanh co nên việc ông đang đảm nhận có thể nói là một trọng trách vo cùng lớn và hữu ích.
Đường xá đi lại vốn đã quen thuộc nhưng ông vẫn nhiều lần bị vấp té là chuyện bình thường. Những con suối mòn, những tản đá lỏm chỏm , sức khỏe của một người ở tuổi 67 việc di chuyển nơi đây quả là một khó khăn. Đi đi lại lại như thế nhưng ông không hề quản những khó khăn, nặng nhọc mà vẫn đều đặn trông giữ. Mỗi lần phát hiện có một vết xướt hay sứt mẻ là ông lại lập tức báo cáo cho bộ đội biên phòng để sửa chữa ngay.
Ông Hợi dọn dẹp xung quanh cột mốc
Không chỉ làm tốt trong công tác bảo vệ nơi đây ông còn làm đại xứ giao lưu rất tốt. Nhiều lần ông bắt gặp người dân nước bạn sang đốn cây phá rừng làm rẫy, ông nhẹ nhàng giải thích cho họ hiểu và khuyên giải học trở về. Ngoài ra những ngày lễ tết là ông lại sang bên đó tặng những món quà nhỏ để làm cho mối quan hệ thêm gắn kết với nhau.
Đời sống những người dân nơi đây vẫn còn nghèo nàn, chậm phát triển, nên khi gặp một vấn đề gì ông phải bình tĩnh giải thích, phân tích thiệt hơn cho người ta hiểu. Giờ nhắc tới tên ông Vi Văn Hợi thì mọi người đều quen thuộc và yêu mến gọi cho tên thân thương “Bố Hợi”.
Những lúc rảnh rỗi ông lại đi tuần tra biên giới cùng với Bộ đội biên phòng, ngày trước sức khỏe tốt ông đi thường xuyên hơn, giờ khi tuổi đã cao, nhưng ông vẫn đều đặn hai tuần một lần lên thăm nó. Có thể nói cái cột mốc 331 như là một phần của cuộc đời ông.
Không chỉ được sự yêu mến từ người dân mà các anh bộ đội biên phòng hơn ai hết là người rất kinh nể ông. Có thể thấy ông là một tấm gương sáng cho nhân dân trong việc bảo vệ cột mốc và bảo vệ chủ quyền của quốc gia. Với sự giúp sức của ông, công tác của lính biênphòng sẽ đảm bảo hơn trong công tác tuần tra và bảo vệ.
Ông trao đổi tình hình với bộ đội biên phòng
Làm việc không lương nhưng ông vẫn đặt trách nhiệm lên trên hết. Với tinh thần tự nguyện và ý thức cá nhân ông vẫn luôn gắn bó với công việc. Đáp lại tấm chân tình của bố Hợi hàng nămbộ đội biên phòng có những món quà mang ý nghĩa tinh thần.
Theo như chia sẻ cùa ông, với công việc trên thì ông lại tìm thấy được trách nhiệm và ý nghĩa của môi công dân. Sự thiên liêng tới từ việc chạm tay vào cột mốc nó như cho ta biết đây là chủ quyền của dân tộc cần phải bảo vệ và giữ gìn.
Trước kia, bà Vi Thị Cượm vợ ông Hợi cũng không bằng lòng với việc làm của ông. Nhưng dần rồi lại thành thói quen, giờ bà cũng hiểu được ý nghĩa của việc làm của chồng. Mội lần ông lên đường là bà lại chuẩn bị những thực phẩm cho ông lót dạ khi đói.
Giờ khi tuổi đã cao việc đi lại trong rừng núi cũng nguy hiểm, nhiều người khuyên ông ở nhà nghỉ ngơi nhưng ông lại từ chối. Với ông công việc này vừa là niềm vui vừa có ý nghĩa lớn lao, do vậy ông quyết vẫn làm cho tới khi nào sức khỏe không cho phép thì thôi.
Theo tin từ Dịch vụ Bảo vệ.