Dich vu bao ve – Trong những năm qua khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng chênh lệch nhiều. Và khoảng cách này đang có xu hướng tăng hơn nữa trong những năm sắp tới.
Với những chính sách của Đảng và chính phủ, công tác xóa đói giảm nghèo của nước ta có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên trong xã hội phát triển hiện nay thi cũng còn rất nhiều đối tượng gặp khó khăn và nguy cơ tái đói nghèo còn rất nhiều. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống đáng kể hiện nay ở Việt Nam dân số thuộc đối tượng hộ nghèo chiếm khoảng 10%, đây là một trong những kết quả đánh giá được sự hiệu quả của công tác xóa đói giảm nghèo của chính phủ trong thời gian vừa qua rất đáng ghi nhận.
Một trong những thách thức và khó khăn hiện tại mà chúng ta đang gặp phải đó là sự chênh lệch giữa giàu và nghèo còn rất cao, và tỷ lệ này lại có khuynh hướng nới rộng ra. Đặc biệt giữa vùng miền ở nước ta lại rơi vào tình trạng này nghiêm trọng hơn hết. Chính vì thế đây là một thách thức lớn đối với chính phủ phải có những giải pháp hợp lí nhằm thu hẹp khoảng cách này lại để xa hội được đảm bảo.
Trong diễn đàn Giảm nghèo – Tầm nhìn tương lai tổ chức tại Hà Nội do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đứng ra tổ chức đã nêu cao vấn đề trên nhằm để hội thảo và cùng nhau tìm ra những giải pháp tốt nhất.
Sự chênh lệch giữa người giàu và người nghèo
Bà Phạm Thị Hải Chuyền nguyên là Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội đã chủ trì diễn đàn. Bà đã cho biết, tỷ lệ nghèo giàu giữa miền núi và thành thị rất lớn và những người thuộc dân tộc miền núi thuộc trong diện trên. Trong đó số người nghèo thuộc những đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn một nửa. Đây là một trong những thách thức lớn cho Việt Nam khi tốc độ giảm nghèo diễn ra không được đồng đều, và vấn đề đặc ra là giải pháp nào thích hợp cho việc cân đối tỷ lệ trên.
Một trong những nghiên cứu mới nhất cho biết năm 2012 nước ta có sự chuyển dịch lao động đáng kể, có khoảng 1 triệu người lao động chuyển sang nhóm lao động phi chính thức vì nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó củ yếu do họ không có giấy đăng kí tạm trú. Chính việc này làm gia tăng nhóm người không được hưởng quyền lợi từ các dịch vụ an sinh xã hội và nhiều dịch vụ khác đó là một trong những thiệt thòi lớn của họ.
Theo như các thành viên tham dự trong diễn đàn, họ thống nhất về quan điểm cho người nghèo tự đứng lên đề xuất những ý kiến và những giải pháp mà họ mong muốn để thoát khỏi cảnh nghèo nàn, từ đó chính phủ sẽ xem xét và cũng những giải pháp phù hợp để hỗ trợ họ. Theo họ với giải pháp trên nó mang tính chất kích thích và thu hút những người nghèo cùng chung tay góp sức giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Tham dự diễn đàn còn có sự hiện diện của bà Pratibha, đại diện cho Liên Hợp Quốc và các cộng đồng quốc tế tại Việt Nam đã phát biểu ý kiến. Bà đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong quá trình xóa đói giảm nghèo trong thời gian qua, đồng thời bà nhấn mạnh là Liên Hợp Quốc sẽ tiếp tục đồng hành và hỗ trợ Việt Nam trong thời gian tới.
Một số giải pháp trước mắt mà Bộ Trưởng Phạm Thị Hải Chuyền sẽ được chú trọng trong kế hoạch giảm nghèo tới năm 2020 chú trọng vào những mục tiêu trên như, Tăng cường tính tự chủ tự vươn lên của hộ nghèo, chương trình giảm nghèo sẽ được khuyến khích, hỗ trợ việc làm, cho người nghèo vay vốn, dạy nghề, tạo cơ hội cho họ tự lực kiếm sống và có những sự hỗ trợ nhất định,…
Theo tin từ Dịch vụ bảo vệ.